Tôi đã từng nghe đâu đó rằng : " một cuốn sách hay là một cuốn sách có giá trị và được nhiều người biết đến". Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức chính xác về các sự vật, sự việc về con người mà khi đọc những cuốn sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Quả đúng như vậy cuốn sách "Tìm lại tình yêu cuộc sống "mang đến cho chúng ta những tấm gương những viên ngọc quý giữa đời thường, được chọn lọc từ cuộc thi viết nên điều kỳ diệu. Đó là những tâm hồn giàu lòng trắc ẩn, luôn mang trong mình tinh thần vượt khó với thái độ sống cùng với trái tim thiện nguyện, luôn hướng về những điều tốt đẹp với bao khao khát yêu thương và ước mơ chân thành
Đây là cuốn sách đặc biệt trong tủ sách hạt giống tâm hồn, được sưu tầm bởi nhiều tác giả với 34 câu chuyện có thật. Nội dung sách gồm 4 phần tương ứng với 4 chủ đề
Cùng khám phá cuộc sống qua các câu nói hay, bài học cuộc sống và mẫu chuyện cuộc sống để cùng biết thêm nhiều điều thú vị về tình yêu cũng như công việc của mình bạn nhé
Phần 1: Giữ chặt giấc mơ chữ
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống hối hả rồi cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể xanh mãi màu xanh tháng năm, nên tuổi đời con người đâu thể “ hai lần thắm mãi”. Cho nên là con người thì phải sống một cuộc đời có ý nghĩa, phải có ý chí nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, những khó khăn gian nan phía trước.
Chắc chắn mỗi chúng ta đã từng nghe về anh Nguyễn Ngọc Ký, anh Đỗ Trọng Khôi đó là những tấm gương sáng để mỗi người noi theo.
Nhưng trên dải đất hình chữ S này còn biết bao con người như thế, trong phần 1 này tác giả giới thiệu đến chúng ta những học sinh, sinh viên trên cả nước. Đó có thể là những tấm gương khuyết tật, hay có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng trở ngại đó không làm cho họ chùn bước, mà họ luôn mang trong mình ý chí vươn lên cùng khát khao đến trường mãnh liệt.
Đó là cậu bé Lầu A Sáng bị dị tật ở chân phải dùng tay để bò đến trường học.
Em sinh ra đã không được hưởng sự trọn vẹn của tạo hóa, những miền đất như Mộc Châu, Sơn La trong những ngày sương muối giăng mịt, thậm chí một vài nơi có mưa kèm theo băng giá nhiều khi thời tiết xuống tới âm độ, vậy mà cậu học trò nhỏ bé ấy vẫn khoác lên mình tấm áo mỏng manh, vẫn dùng bàn tay chi chit sẹo của mình để bò tới lớp chỉ tưởng tượng ngần ấy thôi đã đủ cho chúng ta ngậm ngùi.
Chưa một lần trong đời Sáng được đi dép, bàn tay nhỏ chai sần luôn dính đầy đất bẩn đen sì, với ước mơ nhỏ nhoi là cắp sách đến trường như bao bạn cùng trang lứa nhưng dường như quá đỗi khó khăn đối với em.
Vì không muốn là gánh nặng cho gia đình nên em đã tự mày mò sữa chữa điện tử để kiếm thêm thu nhập. Câu chuyện của em thật làm lay động lòng người. Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc thì nghị lực, số phận đã mang lại cho cậu bé những điều đáng quý.
Con người ai cũng có ước mơ, người thì có ước mơ làm họa sỹ người thì ước mơ
làm cô giáo và ước mơ làm bác sỹ luôn khát khao trong lòng của cậu bé Nguyễn Việt Danh lớp 11A2 THPT Lộc Ninh Bình Phước nhưng số phận không mỉm cười với em vì em mang trong mình căn bệnh u não.
Những ngày tháng nằm viện là thử thách lớn với cậu học trò – không chỉ nỗi đau bệnh tật mà nỗi nhớ trường lớp không nguôi. Sau một thời gian điều trị em được trở lại với trường lớp, em bắt đầu học lớp 10 và đạt được thành tích học sinh giỏi. Con đường mà em theo đuổi chắc chắn còn nhiều chông gai và thử thách nhưng với lòng quyết tâm của mình rồi một ngày em sẽ đi đến đỉnh vinh quang. Không chịu thua số phận giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
Hay như cô sinh viên Nguyễn Thị Thùy Chi ( học viện Báo Chí tuyên truyền Hà Nội) dù tứ chi tật nguyền phải gắn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn nhưng quyết tâm trở thành nhà quản lý giỏi vẫn chưa bao giờ lắng xuống.
Tấm gương đó thật xứng đáng với câu nói “ Mọi điều tốt đẹp không phải từ trên trời rơi xuống,mà phải do lý trí và nghị lực của mình dày công vun đắp mà tạo nên, làm việc gì cũng phải kiên trì mới thành công”. Quả đúng thật vậy họ là những người “ Tàn” nhưng không “phế” bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ những người không chịu thua số phận là thông điệp về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, tô điểm cho cuộc sống.
Họ là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội. Họ cần noi gương, sống vì mọi người để làm một công dân có ích cho xã hội.
Phần 2: Gieo luống yêu thương
Bạn đọc sẽ bắt gặp ở đây những tấm lòng thơm thảo, không kể là người khuyết tật hay người bình thường. Họ sẵn sàng trao đi yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh mà tuyệt nhiên không nghĩ đến việc nhận lại dù thực tế họ cũng khốn khó như những mảnh đời mà mình cưu mang. Đó là câu chuyện của vợ chồng anh Hà Tư Phước và chị Huỳnh Thị Hạt( Gai Lai), dù đang phải chạy ăn từng bữa nhưng trái tim đã không làm ngơ trước những con người mang bệnh tật. Anh Phước tâm sự: “vẫn biết việc nuôi dưỡng những người bệnh tâm thần là rất vất vả và khó nhọc song vợ chồng anh không cầm lòng được khi thấy những người bệnh tật sống lang thang trên đường phố, hoặc bị người nhà xiềng xích… Vui sướng hơn cả là khi họ về chung sống với gia đình anh chị thì bệnh tình của họ lại thuyên giảm, mặc dù tôi chẳng có bùa phép gì cả mà chỉ bằng tấm lòng yêu thương đùm bọc thôi”.
Ôi. Những nghĩa cử thật cao đẹp, những hành động đó làm lòng ta thêm ấm lại. Họ chỉ là những người bình thường nhưng họ đã nổi tiếng vì tấm lòng dung dị, tiếng lành đồn xa.
Hay như câu chuyện về thầy giáo Trần Quốc Hoàn (TP.Đông Hà, Quảng Trị) bản thân cũng là một người khuyết tật, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng vẫn đi dạy chữ cho hàng chục trẻ em có hoàn cảnh éo le gần 10 năm nay, trái tim anh luôn hướng về những đứa trẻ nghèo giống như anh đã tâm niệm “cuộc đời mình đã bị tật nguyền nên giúp cho ai cái gì tốt cái đấy”.
Phần 3: Dựng nghiệp từ sỏi đá
Ca dao Việt Nam có câu: “ Cái cò lặn lội bờ song – gánh gạo đưa chồng ước mắt nỉ non” câu ca dao ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ thuở ấu thơ. Ở phần này tác giả giới thiệu đến bạn đọc một nhân vật rất đỗi bình dị đó là bà Vũ Thị Khiêm( 71 tuổi Sông Lô, Vĩnh Phúc) 60 năm dành đất nuôi cò.
Đối với bà con cò gần giũ, những cánh cò đi vào cuộc đời từ bữa ăn đến giấc ngủ. Bà Khiêm là một người bình thường nhưng đã làm được những việc phi thường, kỳ diệu. Thử hỏi trong mỗi chúng ta ai có thể làm được như thế. Thực tế đã có nhiều giáo sư tiến sĩ, nhà khoa học, nhà báo, sinh viện, đến với bà để chia sẽ và tận mắt chứng kiến điều kỳ diệu đó. Những việc làm và suy nghĩ của bà như một tấm gương sáng để giáo dục ý thức bảo vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên, quảng bá cái thiện, phản đối cái ác.
Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với sự tàn sát, hủy hoại thiên nhiên môi trường, bà vẫn có ý thức và tấm lòng bảo vệ thiện nhiên đến cùng, thật đáng khâm phục.
Không chỉ vậy còn có những tấm gương như anh Kiệm( TP. Buôn Ma Thuật, Đắc Lắc) và anh Lê Văn Hóa ( Bố Trạch, Quảng Bình) cùng là người khuyết tật.
Một người bị mù còn người kia bị liệt nữa người vì tai nạn giao thông. Tuy nhiên nổ lực và ý chí vượt lên nghịch cảnh của hai anh đã chứng minh một điều họ là người khuyết tật “ tàn nhưng không phế”
Qua những tấm gương chúng ta mới rút ra được nhiều điều, đó là sinh ra ai chẳng muốn làm một người lành lặn, có trí tuệ phát triển bình thường, song những người không may bị tật nguyền không được hưởng cái diễm phúc ấy thì đó quả thật là nỗi khổ tâm không gì bù đắp nổi. Vì vậy, họ là đối tượng xứng đáng được xã hội quan tâm đặc biệt
Sự quan tâm đó không những được thể hiện bằng những chính sách ưu tiên của Nhà nước mà còn biểu lộ bằng thái độ và hành động thiết thực của mọi người luôn bày tỏ tấm lòng thân ái và sẵn sàng giúp đỡ những người đồng bào mình không may bị tật nguyền. Đấy cũng là cách ứng xử theo đúng truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam ta.
Phần 4: Xương rồng nở hoa
Bao gồm những bài viết về những tấm gương khuyết tật không đầu hàng số phận, vượt lên nỗi đau cơ thể, vượt lên cả những thiếu thốn trong cuộc sống, họ không ngừng nỗ lực để trở thành những cánh hoa bồ công anh luôn sẵn sàng mang cái đẹp đến những miền xa. Trong số đó, có những người đã trở thành đại sứ của chương trình Hạt giống tâm hồn Việt như Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, dịch giả Nguyễn Bích Lan.
Những tấm gương ấy không chỉ truyền cảm hứng từ ý chí nghị lực của mình, mà họ còn cống hiến cho cộng đồng rất nhiều tác phẩm văn chương và hội họa. Họ đã tự viết nên câu chuyện cổ tích cho cuộc đời mình, tự tạo niềm vui cho mình từ tâm nguyện cống hiến cho cộng đồng cho dẫu họ không có một cơ thể lành lặn.
Nhà thơ Trần Hồng Giang - một trong bảy nhân vật của Xương rồng nở hoa chia sẻ: “Tôi đã ngộ ra được nhiều điều. Tôi hiểu rằng con người ta chỉ được sinh ra có một lần, chỉ dạo chơi qua thế gian này có một đoạn đường ngắn ngủi. Ấy vậy nhưng trên con đường đó lại có bao nhiêu thứ vui tươi, đẹp đẽ để cho ta đáng phải dừng lại mà ngắm nhìn và suy tư, ngẫm ngợi. Tôi nghĩ, dù ở hoàn cảnh nào ta hãy cứ vui vẻ mà sống, bởi vì dẫu có buồn sầu, ủ dột thì cuộc sống sẽ càng thêm nặng nề chứ đâu có ích gì!”.
Tìm lại tình yêu cuộc sống là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đẹp chắc chắn sẽ mãi khắc ghi và để lại những tình cảm đẹp trong lòng người đọc, dù bạn đang ở bất kỳ công việc và vị trí nào trong xã hội. Bởi khi cuộc sống càng nhiều thách thức thì có lẽ, món quà ý nghĩa nhất trao tặng nhau là tinh thần sống không ngại gian khó. Cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc cảm thấy được truyền thêm cảm hứng sống hết mình cho những ước mơ. Khi ấy, chính bạn cũng là một điều kỳ diệu của cuộc đời.
Suy Ngẫm Cuộc Sống |
Ký Năng Sống |
Tình Bạn |
Cửa Sổ Tâm Hồn |
Sống Đẹp |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét