Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Bài học đắt giá của bà mẹ để con một mình trong phòng tắm

Để phòng tắm đỡ trơn trượt, bạn nên lót một tấm thảm nhựa dưới sàn nhà khi bé vào tắm. Nếu không có thảm, hãy tập cho bé thói quen đi dép vào nhà tắm (loại có đế răng cưa hoặc ma sát cao). Bạn cũng nên bọc một miếng cao su vào vòi nước để tránh trường hợp bé bị ngã và va đầu vào.

Bài học "đắt giá" cho các bậc cha mẹ


Câu chuyện của bà mẹ trẻ này như một lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. "Đừng bao giờ để trẻ một mình trong nhà tắm!... Nếu bạn không muốn điều đáng tiếc, khủng khiếp nhất có thể xảy ra với con mình!"

Theo Babble, bà mẹ này chia sẻ rằng, lúc con gái cô mới vài tuần tuổi, vợ chồng cô quyết định cho bé tắm chung cùng anh trai bốn tuổi rưỡi để tăng sự gắn kết giữa các con.
Cùng khám phá cuộc sống qua các câu nói haybài học cuộc sống và mẫu chuyện cuộc sống để cùng biết thêm nhiều điều thú vị về tình yêu cũng như công việc của mình bạn nhé

"Tôi xả lượng nước tối thiểu vào bồn tắm, chỉ đủ cho con trai Finn ngồi xuống mà không bị ngập, còn con gái có thể đá chân trong nước khi ngồi trên giá đỡ. Loại giá này cố định người ngồi một chỗ và ôm lấy 3/4 vị trí bé ngồi.

Sau khi đặt các con vào bồn, tôi bỗng nhớ ra để quên bỉm ở nhà dưới. Thấy con gái có vẻ an toàn, tôi xuống nhà trong khoảng 15 giây. Đột nhiên, tôi nghe tiếng Finn hét lên: "Em ở trong nước".

Tôi chạy như bay, như thể chân đang giẫm trên lửa, lên tầng trên rồi lao thẳng vào nhà tắm. Tôi tóm lấy con khi trông thấy bé dưới nước. Lúc này, bé đang ho và thổi phì phì. Tôi hét lên gọi chồng và cảm giác vài giây giống như hàng giờ. Ông xã chạy lên cùng kiểm tra con với tôi. Bé lúc ấy mắt mở to, thở bình thường.

Lúc đó con trai tôi bật khóc khi nghe tôi hét. Tôi lại gần an ủi, thơm lên khuôn mặt đáng yêu của con để cháu bình tĩnh. Tôi thầm cảm ơn Finn vì con đã tinh ý báo cho tôi biết. Những giọt nước mắt bắt đầu lăn dài trên má tôi. Tôi quá sợ hãi và giận bản thân vì đã để một tình huống ngu ngốc như vậy xảy ra. Thật may vì con gái tôi vẫn ổn. Mọi chuyện diễn ra trong vài giây nhưng chừng ấy thời gian thôi cũng đủ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta mãi mãi.

Tôi biết không nên để con trong phòng tắm mà không có sự giám sát của người lớn. Tôi chưa từng để Finn một mình trong đó. Tuy nhiên, tôi đã thật ngốc vì nghĩ con gái sẽ an toàn và xuống nhà lấy bỉm một lát sẽ không sao.

Khi viết ra những dòng này, tôi vẫn đang khóc. Các bậc cha mẹ hãy lưu ý từ trường hợp của gia đình tôi. Hãy nhớ nguy hiểm rình rập ở những nơi tưởng chừng an toàn nhất và đừng bao giờ để các con ở một mình, dù chỉ một giây.

Những nguyên tắc sống còn đảm bảo an toàn cho bé trong nhà tắm

Phòng tắm là một trong những nơi trẻ thường thích lui tới nhưng lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khó lường. Vì vậy, để bảo vệ an toàn cho trẻ cha mẹ cần phải lưu ý những nguyên tắc dưới đây:

1, Không để bé một mình trong nhà tắm


Dù có bất cứ việc gì cũng tuyệt đối không để bé ngồi một mình trong nhà tắm vì bé rất dễ gặp phải những tai nạn thương tích đáng tiếc như ngã úp mặt xuống chậu nước. (Ảnh minh họa)
Dù có bất cứ việc gì cũng tuyệt đối không để bé ngồi một mình trong nhà tắm vì bé rất dễ gặp phải những tai nạn thương tích đáng tiếc như ngã úp mặt xuống chậu nước. (Ảnh minh họa)
Với trẻ dưới 6 tuổi, bạn tuyệt đối không được để bé trong bồn tắm một mình dù chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Chỉ một vài phút xao lãng sơ sảy, bạn có thể khiến bé không may bị trượt chân ngã hoặc ngộp thở trong nước. Khi tắm cho con, bạn cần gác lại những việc như nghe điện thoại, mở cửa, nấu ăn, xem TV… Bạn chỉ được bắt tay vào làm việc khác khi đã tắm xong cho bé, lau khô người, đi ra khỏi phòng tắm và đóng cửa lại. Nếu nhà chỉ có bạn và bé, hãy chuẩn bị tất cả mọi thứ đầy đủ trước khi tắm để không phải chạy ra ngoài và để bé một mình. Bạn có thể cho điện thoại di động vào túi, tắt bếp và các thiết bị điện đang hoạt động để đảm bảo an toàn. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho bé chậu tắm hoặc bồn tắm riêng phù hợp, không nên cho bé sử dụng bồn tắm của người lớn.

2, Các thiết bị và đồ chơi phòng tắm phải đảm bảo an toàn

Hầu hết các bé đều thích chơi trong bồn tắm, nên đồ chơi của trẻ phải luôn sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn. Không nên mua đồ chơi xốp, bằng gỗ hoặc có nhiều lỗ nhỏ, có thể thấm nước vì vi khuẩn rất dễ xâm nhập và sinh sôi khi bé chơi trong bồn. Sau khi bé tắm xong, đồ chơi cần được rửa sạch sẽ, phơi khô (phơi ngoài ánh nắng mặt trời là tốt nhất). Đồ chơi góc cạnh và có lỗ thường chứa nước bên trong, bạn cần đổ hết nước đi trước khi đem đi phơi.

Nếu có máy rửa bát, bạn nên đem rửa đồ chơi khoảng 1 lần/tuần. Cách 2 tuần, bạn hãy lấy toàn bộ đồ chơi bé hay chơi trong nhà tắm ra ngâm với xà phòng khoảng 2 – 5 phút, cọ sạch rồi rửa lại với nước và phơi khô. Với các loại súng phun nước, bạn cần xóc nước xà phòng vào tận bên trong, rồi rửa sạch nhiều lần.

3, Đề phòng bé bị bỏng

Trước hết, cần giữ nhiệt độ nước ở khoảng 37 - 38ºC. Bạn có thể cho cổ tay vào nước để thử, nếu không có cảm giác rát thì đây là nhiệt độ thích hợp cho bé. Không cho bé vào bồn khi nước vẫn đang chảy, vì nhiệt độ nước có thể bất ngờ thay đổi. Bạn luôn xả nước lạnh trước, rồi mới chế thêm nước nóng để giảm tối đa nguy cơ bỏng da cho bé. Tuyệt đối không cho bé nghịch vòi nước.

4, Chống trượt ngã

Để phòng tắm đỡ trơn trượt, bạn nên lót một tấm thảm nhựa dưới sàn nhà khi bé vào tắm. Nếu không có thảm, hãy tập cho bé thói quen đi dép vào nhà tắm (loại có đế răng cưa hoặc ma sát cao). Bạn cũng nên bọc một miếng cao su vào vòi nước để tránh trường hợp bé bị ngã và va đầu vào.

5, Giữ phòng tắm ngăn nắp

Mỗi khi tắm xong, nên khóa phòng cẩn thận để bé không thể tự vào chơi những lúc bạn không để ý. Các đồ vật của người lớn như dao cạo, gương, bàn chải đánh răng, kéo, bấm móng tay...những hóa chất tẩy rửa dùng để vệ sinh nhà tắm cần được bảo vệ an toàn và đặt ngoài tầm với của bé.

Những loại hóa mỹ phẩm như nước xả vải, chất tẩy rửa, mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc da, dầu gội đầu, thuốc men, các thiết bị điện… cần để lên cao, tránh xa tầm với của bé. Tốt nhất, bạn nên cất chúng trong một chiếc tủ có khóa. Ngoài ra, tay vịn cửa nhà tắm cũng nên ở vị trí cao hơn tầm với của bé để tránh trường hợp bé tự động mở cửa đi vào. Nên bố trí để chốt cửa nhà tắm ở phía bên ngoài, tránh trường hợp cửa bị sập chốt bên trong và bé bị nhốt trong đó.

Mặt khác, bạn không nên cọ rửa nhà vệ sinh khi có mặt bé ở đó để tránh chất tẩy rửa có thể văng vào mắt bé, đồng thời tránh việc bé đòi làm theo.

Với các bé lớn hơn, bạn có thể dạy cho bé chủ động phòng chống tai nạn thương tích trong nhà tắm bằng việc giải thích cho bé công dụng của những thứ thông thường, chẳng hạn như xà phòng được dùng để rửa tay, các chất tẩy rửa được dùng để giặt quần áo, vệ sinh bồn cầu…

Quá trình trò chuyện dần dần sẽ giúp bé tạo thành thói quen và nhận biết được vật dụng nào dùng để làm gì và biết cách sử dụng đúng để không bị tai nạn thương tích.
Tình Bạn
Cửa Sổ Tâm Hồn
Sống Đẹp 
Nhịp Sống
Thưởng Thức Cuộc Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét